Vận tải đường biển là một trong những loại hình vận tải quan trọng và ngày nay đóng vai trò quan trọng nhất trong giao thương quốc tế. Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều lựa chọn vận t đường biển để tối ưu chi phí và thời gian vận chuyển vì có nhiều ưu điểm hơn so với vận chuyển đường bộ và đường hàng không.
Vậy vận tải đường biển là gì? Các loại chứng từ vận tải đường biển ? Hãy cùng trả lời những câu hỏi đó qua bài viết dưới đây!
1. Vận tải đường biển là gì? Ví dụ về vận tải đường biển
Vận tải đường biển là hình thức vận chuyển hàng hóa sử dụng phương tiện kết hợp với cơ sở hạ tầng hàng hải. Tàu thuyền thường là phương tiện được sử dụng phổ biến nhưng xe cẩu, xe cẩu tự hành là phương tiện đóng vai trò bốc dỡ hàng hóa. Cảng biển và cảng trung chuyển là hệ thống cơ sở hạ tầng hàng hải phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa.
2. Đặc điểm của vận tải đường biển
Vận tải đường biển được chia thành vận tải hàng hóa và vận tải hành khách.
Mỗi mặt hàng có phương thức vận chuyển riêng. Hàng đông lạnh được vận chuyển bằng tàu máy lạnh và thường di chuyển nhanh chóng để đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận trong thời gian sớm nhất và tránh hư hỏng hàng hóa.
Một số loại hàng container được vận chuyển bằng tàu container và thường có kích thước lớn hơn để chịu được tải trọng lớn.
Chất lỏng và hóa chất được vận chuyển bằng các phương tiện vận chuyển chuyên dụng.
3. Ưu nhược điểm của vận tải đường biển
Ưu điểm của vận tải đường biển:
- Có thể vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau, số lượng hàng hóa vận chuyển rất lớn và chi phí thấp.
- Vì 70% trái đất được tạo ra từ nước nên có thể giao nhận hàng hóa ở bất cứ đâu mà không bị hạn chế về đường đi.
Nhược điểm của vận tải đường biển:
- Khả năng nguy hiểm cao vì có nước tứ phía khó thoát thân.
- Chịu ảnh sâu sắc bởi các yếu tố thời tiết, không thể di chuyển được nếu xảy ra bão, sóng thần hay mưa to.
- Thời gian giao hàng chậm nên không phù hợp với những mặt hàng cần giao gấp.
4. Vai trò của vận tải đường biển
Sự ra đời của vận tải đường biển đã giúp các ngành khác trong vận chuyển hàng hóa và con người.
Đồng thời, nó góp phần giải quyết được nhu cầu vận chuyển của một số loại hàng hóa mà chỉ có thể vận chuyển bằng đường biển.
5. Phân loại hàng hóa trong vận tải đường biển
Các mặt hàng vận chuyển bằng đường biển thường được phân thành từng nhóm để đơn vị chuyển phát có phương án vận chuyển tốt nhất.
- Các mặt hàng có tính chất lý hóa như: sản phẩm dễ hút ẩm, hàng nguy hiểm như hóa chất, sản phẩm dễ bay hơi như dung dịch, các mặt hàng dễ bay bụi như bột …;
- Các mặt hàng dễ bị tác động bởi môi trường như gia vị, thuốc lá, chè …;
- Hàng không chịu ảnh hưởng của các mặt hàng khác: vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp, v.v.
Ngoài ra, vận chuyển đường biển phân chia hàng hóa theo phương thức vận chuyển.
- Chủ yếu đối với hàng bách hóa là vận tải container.
- Vận chuyển khoáng sản, cát, đá bằng sà lan …;
- Vận chuyển những mặt hàng đặc trưng bằng phương tiện giữ đông lạnh.
6. Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Như những phương thức vận tải khác quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển diễn ra theo quy trình sau.
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và đến địa chỉ hoặc kho hàng để lấy hàng.
Bước 2: Khai báo hải quan, thông quan hàng hóa, kiểm tra thực tế hàng hóa nếu hải quan yêu cầu, lập chứng từ xuất xứ, xin phép lưu hành tự do hàng hóa.
Bước 3: Hàng hóa sẽ được chuyển đến cảng và kiểm tra
Bước 4: Hàng hóa được xếp Lên tàu và bắt đầu khởi hành
Bước 5: Hàng hóa cập cảng, được bốc dỡ xuống sau đó chuyển đến địa chỉ người nhận.
7. Các chứng từ vận tải đường biển
Chứng từ với cảng và tàu
- Vận đơn đường biển
- Bản lược khai hàng hoá
Chứng từ hải quan
- Văn bản cho phép xuất khẩu của bộ thương mại
- Hợp đồng mua bán ngoại thương (bản sao)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp
- Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu (bản chính)
- Kê khai chi tiết hàng hóa (bản chính)
Các chứng từ khác
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói
- Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng
- Chứng từ bảo hiểm
8. Các loại phí trong vận tải đường biển
O/F (Ocean Freight) còn được gọi là cước đường biển là phí vận tải từ cảng đi đến cảng đến
Phí chứng từ (Documentation fee): Là phí chứng từ để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng hóa.
Phí THC (Terminal Handling Charge): Là phụ phí xếp dỡ tại cảng được thu trên mỗi container để bù đắp cho chi phí của các hoạt động tại cảng như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu,…
Phí CFS (Container Freight Station fee): Là phí dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại cho một lô hàng lẻ xuất/nhập khẩu.
Phí CIC (Container Imbalance Charge) :Là phụ phí mất cân đối vỏ container hoặc có thể hiểu là phụ phí chuyển vỏ container rỗng.
Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): Là phụ phí xăng dầu cho các tuyến hàng đi châu Á.
Phí Handling (Handling fee) :Là phí cho đại lý theo dõi quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa và khai báo manifest với cơ quan hải quan trước khi tàu cập cảng.
»»»» Review Khóa Học Khai Báo Hải Quan Ở Đâu Tốt Nhất
BAF (Bunker Adjustment Factor) Là khoản phụ phí biến động giá nhiên liệu.
CAF (Currency Adjustment Factor) Là phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ…
DDC (Destination Delivery Charge): Là phí để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng và phí ra vào cổng cảng.
AFR ( Advance Filing Rules): Là phí khai Manifest bằng điện tử cho lô hàng nhập khẩu vào Nhật.
ENS ( Entry Summary Declaration): Là phí khai Manifest tại cảng đến cho hàng hóa đi châu u (EU).
AMS (Automatic Manifest System): Là phí khai báo hải quan ( khai báo chi tiết hàng hóa) tự động cho nước nhập khẩu (thường là Mỹ, Canada, Trung Quốc).
9. Các thuật ngữ vận tải đường biển
- Shipper là Chủ hàng
- Ship owner là Chủ tàu
- In apparent good order and condition là Tình trạng bên ngoài thích hợp
- Charter party là Hợp đồng thuê tàu chuyến
- Booking note là Giấy lưu cước
- Ocean Bill of Lading – B/L là Vận đơn đường biển
- Shipped on board bill of lading là Vận đơn đã xếp hàng
- Straight bill of lading là Vận đơn đích danh
- Bill of lading to bearer là Vận đơn vô danh
- Clean bill of lading là Vận đơn hoàn hảo
- Unclean of lading là Vận đơn không hoàn hảo
- Direct bill of lading là Vận đơn đi thẳng
- Combined transport bill of lading hoặc multimodal transport bill of lading là Vận đơn vận tải đa phương thức
- Voyage bill of lading là Vận đơn tàu chuyến
- Container of lading là Vận đơn container
- Liner bill of lading là Vận đơn tàu chợ
- Copy of lading là Vận đơn sao chép
- Original bill of lading là Vận đơn gốc
- Number of bill of lading là Số vận đơn
- Vessel hay name of ship là Tên tàu
- Port of loading là Tên Cảng xếp hàng
- Via or transhipment port là Cảng chuyển tải
- Consignee là Người nhận hàng
- Notify address là Ðịa chỉ thông báo
- Place of delivery là Nơi giao hàng
- Name of goods là Tên hàng
- Marks and numbers là Kỹ mã hiệu
- Kind of packages and descriptions of goods là Cách đóng gói và mô tả hàng
- hoá
- Number of packages là Số kiện
- Freight and charges là Cước phí và phụ phí
- Number of original bill of lading là Số bản vận đơn gốc
- Place and date of issue là Thời gian và địa điểm cấp vận đơn
10. Một số câu hỏi về vận tải đường biển
Câu hỏi 1:Cần xuất trình những loại giấy tờ gì khi làm thủ tục cho phương tiện thủy nội địa vào cảng biển?
Câu hỏi 2: Hồ sơ đề nghị thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải gồm những hồ sơ nào?
Câu hỏi 3: Thời gian doanh nghiệp có được văn bản thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển, bến cảng, cầu cảng, luồng hàng hải là bao nhiêu?
Câu hỏi 4: Trường hợp nào ta phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải?
Câu hỏi 5: Thủ tục phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải như thế nào?
Bài viết trên đây Tạp chí hải quan đã chia sẻ toàn bộ thông tin chi tiết về vận tải đường biển. Hy vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quan về hình thức vận tải đường biển. Đồng thời nắm rõ các loại chứng từ quan trọng trong vận tải đường biển.
Xem thêm:
- Tiểu Ngạch Là Gì? Phân Biệt Đường Tiểu Ngạch Và Chính Ngạch
- Chứng Chỉ Khai Báo Hải Quan– Những Vấn Đề Cần Biết
- Tờ Khai Hải Quan Là Gì? Hướng Dẫn Tra Cứu Tờ Khai Hải Quan
- Thông Quan Là Gì? Quy Trình Thông Quan Hàng Hóa