20 Tháng Ba, 2023
Đường tiểu ngạch và chính ngạch

Tiểu Ngạch Là Gì? Phân Biệt Đường Tiểu Ngạch Và Chính Ngạch

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch là hai hình thức xuất nhập khẩu phổ biến nhất ở nước ta. Đây cũng chính là 2 hình thức được nhà nước ta thừa nhận với các hoạt động buôn bán hợp pháp tại biên giới. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ xuất khẩu tiểu ngạch là gì hoặc phân biệt được xuất khẩu tiểu ngạch có gì khác so với xuất khẩu chính ngạch?

Ở bài viết dưới đây, Tạp Chí Hải Quan sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề này nhé!

1. Đường Tiểu Ngạch Là Gì? Hàng Tiểu Ngạch Là Gì?

Tiểu ngạch là gì?

Đường tiểu ngạch là gì?

Đường tiểu ngạch chính là một hình thức để buôn bán trao đổi thương mại quốc tế một cách hợp pháp được diễn ra ở gần các biên giới giữa các quốc gia.

Ở Việt Nam thì hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch này xuất hiện ở các tỉnh như: Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng,… Đây chính là các tỉnh thành giáp với các cửa khẩu và gần biên giới với các quốc gia khác. Điều này thuận tiện cho việc buôn bán thương mại của người dân 2 nước.

Hàng tiểu ngạch là gì?

Hàng hóa tiểu ngạch là những loại hàng hóa được trao đổi qua con đường tiểu ngạch này. Hàng hóa tiểu ngạch thường có giá trị nhỏ, thông thường là dưới 2 triệu cho từng mặt hàng. Đây thường là những mặt hàng thiết yếu hay nông sản như vải vóc, quần áo, trái cây,…

Đây là những loại mặt hàng không rõ ràng xuất xứ, chứng nhận sản xuất không rõ ràng vì tính thiết yếu của nó.

2. Phân Biệt Đường Tiểu Ngạch Và Chính Ngạch

Hình thức vận chuyển:

  • Xuất nhập khẩu tiểu ngạch thường vận chuyển bằng xe tải mà không cần đi trực tiếp qua cửa khẩu cũng như sự theo dõi, kiểm tra gắt gao. Thông thường, Xuất nhập khẩu tiểu ngạch sẽ được vận chuyển bằng các con đường nhỏ khác để đến nơi trao đổi, buôn bán. Tuy nhiên, hàng hóa có thể bị kiểm tra bất cứ lúc nào.
  • Xuất nhập khẩu chính ngạch trái ngược với tiểu ngạch khi vận chuyển trực tiếp thông qua các cửa khẩu và sẽ phải chịu sự giám sát hoàn toàn của bên quản lý thị trường. Ngoài ra, đường chính ngạch sẽ phải đóng thuế theo quy định của nhà nước.

Thủ tục xuất nhập khẩu:

  • Xuất nhập khẩu tiểu ngạch: Chỉ cần tờ giấy khai tiểu ngạch và chi phí mậu biên, ngoài ra, hầu hết sẽ không phải thêm giấy tờ gì khác.
  • Xuất nhập khẩu chính ngạch: Phải chuẩn bị nhiều giấy tờ như các loại chứng từ, hóa đơn thanh toán, hợp đồng ngoại thương,…

Giá trị giao dịch:

  • Xuất nhập khẩu tiểu ngạch: Không vận chuyển được các hàng hóa lớn và có giá trị cao, thường bị giới hạn về số lượng cũng như giá trị hàng hóa.
  • Xuất nhập khẩu chính ngạch: Không bị giới hạn về bất cứ tiêu chí nào, cho phép vận chuyển được số lượng hàng hóa lớn.

Vấn đề an toàn trong giao dịch:

  • Xuất nhập khẩu chính ngạch: Lỏng lẻo và đảm bảo an toàn cho giao dịch còn yếu
    Xuất nhập khẩu chính ngạch: An toàn dưới sự giám sát cùng các thủ tục của các cơ quan chức năng

3. Ưu Và Nhược Điểm Của Vận Chuyển Tiểu Ngạch

Đường tiểu ngạch là gì?

Ưu điểm:

  • Cách thức vận chuyển đơn giản, không cần nhiều chứng từ, hóa đơn.
  • Thuế thấp hơn rất nhiều so với hình thức đường chính ngạch
  • Chi phí vận chuyển thấp, tiết kiệm.

Nhược điểm:

  • Tính ổn định thấp và không phải là con đường mang tính dài lâu
  • Giá trị giao dịch nhỏ, kim ngạch hàng hóa thay đổi theo thời tiết, mùa vụ,…
  • Để xuất nhập khẩu những hàng hóa sang các nước trên thế giới thì hình thức tiểu ngạch này không thể đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp.
  • Thường bị lợi dụng cho các mục đích xấu như trốn thuế, buôn lậu.

4. Thủ Tục Xuất Khẩu Tiểu Ngạch

Thủ tục khai báo hàng hóa:

  • Các giấy tờ cần thiết cho xuất nhập khẩu tiểu ngạch:
    • Tờ khai hàng (HQ7A,HQ7B): Số lượng 2 tờ
    • Giấy chứng minh cư dân biên giới
    • Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới được UBND cấp tỉnh cấp
  • Ngoài ra, ở đây các bạn cần khai báo và nộp thuế hàng hóa theo đúng quy định của Nhà nước với từng loại mặt hàng hóa.

Thủ tục kiểm hóa

– Điều bắt buộc trong xuất nhập khẩu hàng hóa tiểu ngạch đó là đều phải mang đến cửa khẩu và xuất trình hàng hóa để kiểm tra. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện theo quy trình và trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hàng hóa. Sau khi kiểm tra, xác nhận đầy đủ giấy tờ và đảm bảo các thông tin chính xác như trên khai báo thì sẽ kết thúc thủ tục hải quan.

– Việc luân chuyển giấy tờ như sau:

  • Trả lại chủ hàng 1 tờ khai hàng, 1 biên lai thu thuế nếu là hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch, hoặc 1 tờ CT13, nếu là hàng của cư dân biên giới.
  • Lưu các giấy tờ còn lại tại cơ quan hải quan cửa khẩu.

5. Cách Nhập Hàng Tiểu Ngạch

Để nhập hàng tiểu ngạch thì cá nhân hoặc doanh nghiệp phải tuân thủ đúng quy trình cũng như đảm bảo các thủ tục trên.

Trên đây là những phân tích mà Tạp Chí Hải Quan mong đem đến những thông tin hữu ích cho người đọc. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi về các khái niệm này, bạn có thể để lại ở phần bình luận để được hỗ trợ giải đáp. Ngoài ra, hãy truy cập vào trang chủ chính thức của chúng tôi tại đây để có thể có thêm nhiều những bài viết giá trị sẽ được chia sẻ đến bạn.

Tags: Tiểu ngạch là gì, đường tiểu ngạch là gì, hàng tiểu ngạch là gì, chính ngạch và tiểu ngạch, đường tiểu ngạch, tiểu ngạch và chính ngạch, nhập khẩu tiểu ngạch là gì, tiểu ngạch có phải buôn lậu không, vận chuyển tiểu ngạch là gì, nhập tiểu ngạch là gì, thủ tục xuất khẩu tiểu ngạch, cách nhập hàng tiểu ngạch, vận chuyển tiểu ngạch trung quốc

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *