Trong lĩnh vực logistics vận tải, khi làm xuất nhập khẩu chắc nhiều người không còn xa lạ với loại phí CIC nữa. Đây có thể coi là loại phí khiến doanh nghiệp khó hiểu và khó đoán nhất bởi cách tính của nó.
Vì sự dễ nhầm lẫn của phí CIC là gì, bài viết này Tạp Chí Hải Quan sẽ giải thích phí CIC là gì trả lời câu hỏi rằng phí CIC có tính vào giá trị thuế không.
1. Phí CIC là gì? Phí CIC bên nào chịu?
Phụ phí CIC được viết tắt từ cụm từ tiếng anh Container Imbalance Charge hay Equipment Surcharge là loại phụ phí vận tải biển, là phí mất cân bằng container được hãng tàu thu nhằm mục đích bù đắp chi phí vận chuyển số lượng lớn container từ nơi thừa đến nơi thiếu.
Tóm lại, có thể hiểu nôm na phí CIC chính là phụ phí vận chuyển vỏ rỗng. Mà việc vận chuyển vỏ rỗng này được phát sinh là do mất cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu của các quốc gia. Một số quốc gia nhập siêu được kể đến như Việt Nam, Mỹ, EU,… sau khi nhập khẩu sẽ để lại một lượng lớn container rỗng. Ngược lại, ở các nước xuất siêu có thể liệt kê như: Ấn Độ, Trung Quốc,… thì lượng xe container rỗng bị thiếu hụt và các nước này cần một lượng lớn container rỗng để phục vụ cho quá trình xuất khẩu của mình.
Ai là người sẽ thu phí CIC và ai sẽ là người chịu trách nhiệm chi trả phí này? Đây là câu hỏi của rất nhiều người trong ngành nghề xuất nhập khẩu. Nguyên tắc của hãng tàu là sẽ thu phí CIC khi họ xảy ra tình trạng chênh lệch lượng container tải rỗng. Ngày nay, hầu như các hãng tàu sẽ thu phí như một phí chính thức.
Thông thường, hãng tàu sẽ thu phí từ người bán nếu tình trạng thiếu container diễn ra trước khi tàu rời cảng, ngược lại, người mua sẽ phải trả phí CIC cho người bán nếu tình trạng này diễn ra sau khi cảng đã đến đích. Chính vì điều này nên nhiều khi cũng gây nên sự bất cập.
2. Công văn về phí CIC là gì
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 39/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 25/03/2015, trị giá hải quan chính là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và nó cũng được xác định bằng cách áp dụng tuần tự 6 phương pháp xác định trị giá hải quan.
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 25/03/2015 thì người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực về việc khai báo; cơ quan hải quan khi kiểm tra trị giá khai báo, có quyền yêu cầu người khai hải quan nộp, xuất trình các chứng từ, tài liệu có liên quan đến trị giá khai báo để chứng minh cho trị giá khai báo trong quá trình kiểm tra trong và sau thông quan.
3. Khi nào phải thu phí CIC
Ngoài vấn đề tìm hiểu phí CIC là gì, các doanh nghiệp còn quan tâm khi nào sẽ phải thu phí CIC. Theo quy định thì phí CIC sẽ được thu với một mức nhất định cho container và sẽ có thể chỉ áp dụng một vài, từng tuyến như các tuyến nhập hàng từ các nước Châu Á ngoại trừ Nhật Bản. Đây là các là các quốc gia xuất siêu, nên thường thiếu hụt container để đóng hàng. Mỗi dịp cuối năm chính là thời điểm các hoạt động mua bán diễn ra thường xuyên nhất dẫn đi phát sinh nhiều chi phí này.
4. Cách khai phí CIC trên tờ khai
Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một cách khai phí CIC trên tờ khai ở phần mềm Ecus5-Vnaccs như sau:
Các bạn sẽ cần phản điền thông tin khai trên các mục sau:
1. Mục các khoản điều chỉnh – Tờ khai trị giá – Tab: Thông tin chung 2 (Hình 1)
Mã tên: N
Mã phân loại: AD – Bạn cần cộng thêm số tiền điều chỉnh nếu có.
Mã đồng tiền: Chọn loại tiền quốc gia đúng mà bạn khai báo.
Trị giá khoản điều chỉnh: Nhập trị giá phí CIC (chưa tính VAT)
Chi tiết khai trị giá: ghi thêm dòng: “N: Phí CIC (số tiền) USD” để giải thích N là phí cụ thể gì.
2. Mục phân bổ phí – Tab: Danh sách hàng
Các khoản phân bổ: Chọn áp dụng cho tất cả dòng hàng trong hình.
5. Phí CIC có tính vào trị giá tính thuế
Khi khoản phụ phí CIC có liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá nhập khẩu và là khoản điều chỉnh phí cộng thì phải cộng vào trị giá hàng hoá theo quy định.
Trong trường hợp khoản phí CIC là khoản phải cộng vào trị giá hàng nhập khẩu thì dựa vào việc căn cứ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan để áp dụng văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đó để thực hiện xác định trị giá theo đúng quy định.
Hiện nay, việc xác định trị giá hải quan và tính thuế xuất nhập khẩu sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC. Các quy định này chính thức có hiệu lực từ ngày 5/6/2018.
Xem thêm: Tiểu Ngạch Là Gì? Phân Biệt Đường Tiểu Ngạch Và Chính Ngạch
Trên đây là những chia sẻ của Tạp Chí Hải Quan về phụ phí CIC là gì, và cách tính phí CIC vào giá trị tính thuế như thế nào. Chúng tôi mong rằng, qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về các công văn và hình thức thu phí CIC trong xuất nhập khẩu.
Nếu có vấn đề liên quan đến phụ phí CIC, bạn có thể để lại comment bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất!