Vận tải biển giúp thúc đẩy quan hệ ngoại thương giữa các quốc gia và góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân. Cảng biển là nguồn tài sản lớn nhất của mỗi quốc gia ven biển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Vậy cảng container là gì? Hãy cùng Tạp chí hải quan tìm hiểu thêm về vấn đề này bên dưới đây.
1. Cảng container là gì?
Cảng container là khu vực trong cảng lớn bao gồm các cảng phục vụ các loại tàu khác như tàu chở hàng rời, tàu chở dầu, tàu chở khách,… Cảng được thiết kế đặc biệt cho tàu container neo đậu, xếp dỡ container và thực hiện công việc vận tải vào nội địa.
2. Đặc điểm của cảng container
Cảng container được chia làm 3 loại chính và mỗi loại có những đặc điểm riêng như sau:
Cảng đâu mối: là cảng container nước sâu, phù hợp với tàu hàng trọng tải trung bình, chủ yếu phục vụ nội địa, tức là hàng hóa được vận chuyển thẳng từ tàu container vào cảng. Các container lưu lại cảng này lâu hơn, do đó cảng phải có quy mô và trang thiết bị lớn hơn để tránh khối lượng container tăng đột biến.
Cảng trung chuyển: Cảng chuyên phục vụ tàu container quốc tế trên các tuyến đường chính, trung chuyển hàng hóa cho các tàu container khác. Điều này có nghĩa là các container được dỡ từ một con tàu này và sau đó được xếp lên một con tàu container khác để vận chuyển đến điểm đến của chúng.
Cảng địa phương: Phương thức cảng này thường nằm sâu trong đất liền và chuyên phục vụ tàu trung chuyển và tàu container nhỏ có sức chở dưới 100 TEU. Địa điểm này chủ yếu thực hiện các hoạt động chính như nâng hạ, di chuyển container hoặc làm thủ tục hải quan.
3. Các cảng container ở Việt Nam
- Cảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng là cảng container lớn nhất miền Bắc, với lượng hàng hóa rất phong phú và đa dạng.
Cầu cảng có tổng chiều dài 2.567 mét, diện tích kho hàng 52.052 mét vuông, hàng năm có thể xử lý khoảng 10 triệu tấn hàng hóa.
- Cảng Vũng Tàu
Cảng Vũng Tàu có tổng cộng 4 cầu cảng rất rộng rãi với lưu lượng hàng hóa lớn từ các tỉnh, thành phố trong cả nước và quốc tế.
- Cảng Vân Phong (Khánh Hòa)
Cảng Vân Phong là cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất Việt Nam. Cảng có 2 cầu cảng chuyên dụng phục vụ về xăng dầu, sản phẩm dầu mỏ và phục vụ hàng rời.
Cảng Vân Phong có khả năng tiếp nhận tàu hàng lỏng có trọng tải tới 350.000 tấn.
- Cảng Quy Nhơn (Bình Định)
Cảng Quy Nhơn nằm trong vùng kín gió, rất thuận lợi cho tàu bè qua lại, bốc xếp hàng hóa quanh năm. Nơi này có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 50.000 tấn lưu thông bình thường.
- Cảng Quảng Ninh
Cảng Quảng Ninh là cảng biển nước sâu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, rất thuận lợi cho việc đầu tư, xây dựng và hoạt động kinh doanh cảng biển. Cảng đồng bộ với hệ thống giao thông thủy bộ của vùng kinh tế liền kề, có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- Cảng Đà Nẵng
Đà Nẵng có hệ thống giao thông thuận lợi và đóng vai trò quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics khu vực miền Trung. Ngoài là cửa ngõ chính ra biển Đông, đây còn được chọn là điểm đến cuối cùng của hành lang kinh tế Đông Tây, kết nối 4 quốc gia trong khu vực: Việt Nam, Myanmar, Lào và Thái Lan.
- Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế)
Cảng Chân Mây nằm giữa các tuyến đường biển nối Singapore, Philippines và Hong Kong nên rất thuận lợi về việc neo đậu hay bốc dỡ tàu. Ngoài ra, cảng biển này nằm ở trung tâm của nước ta.
»»»» Lộ trình học xuất nhập khẩu cho người chưa biết gì
- Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi)
Cảng Quốc tế Dung Quất là mô hình cảng thương mại hiện đại, có đóng góp quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp lân cận. Đây là khu cảng tổng hợp, có thể tiếp nhận tàu công nghiệp nặng đến 70.000 tấn.
- Cảng Cửa Lò (Nghệ An)
Chức năng chính Cảng Cửa Lò là khu cảng tổng hợp đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền Trung và miền Bắc, với tổng diện tích quy hoạch là 450 ha. Cảng có 6 cầu cảng, 4 trong số đó đã đi vào hoạt động.
- Cảng Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh)
Cảng Sài Gòn là hệ thống các cảng biển tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh, là “cửa ngõ” cho hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực phía Nam, bao gồm cả Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
4. TOP 10 cảng container lớn nhất thế giới
TOP 1. CẢNG THƯỢNG HẢI
Với 5 cụm cảng, công suất phát triển thông qua cảng là 745 triệu tấn/năm và 40 triệu TEU/năm.
Cảng Thượng Hải có diện tích 3.619 km vuông và 125 cầu cảng, chiếm 1/4 lưu lượng thương mại của Trung Quốc.
TOP 2. CẢNG SINGAPORE
Cảng Singapore kết nối với hơn 600 cảng và 100 quốc gia trên thế giới.
Hàng hóa thông qua cảng đạt 538 triệu tấn và 36 triệu TEU mỗi năm.
TOP 3. CẢNG THÂM QUYẾN – TRUNG QUỐC
Đây là cụm cảng nằm bên bờ biển Thâm Quyến, là cảng biển sầm uất và phát triển nhanh nhất thế giới.
Cảng có 140 cầu cảng và có thể phục vụ khai thác tới 30 triệu TEU/năm
TOP 4. CẢNG NINH BA
Tổng công suất của cảng đạt 460 triệu tấn và 26 triệu TEU hằng năm.
Cảng Ninh Ba có 309 bến tàu và kết nối với 570 cảng và hơn 100 quốc gia trên thế giới.
TOP 5. CẢNG QUẢNG CH U – TRUNG QUỐC
Là cảng biển lớn nhất phía Nam Trung Quốc, cảng đã thiết lập kết nối với hơn 300 cảng biển và hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Mỗi năm, cảng Quảng Châu xử lý tới 460 triệu tấn và 22 triệu TEU thông qua cảng.
TOP 6. CẢNG BUSAN – HÀN QUỐC
Cảng Busan là cửa ngõ quan trọng đối với kinh tế và thương mại của các nước Thái Bình Dương và Á- u.
Mỗi năm, cảng khai thác lên tới 22 triệu TEU.
TOP 7. CẢNG HONG KONG – TRUNG QUỐC
Cảng Hồng Kông phát triển vượt bậc do mực nước sâu phù hợp với tất cả các loại tàu trên thế giới hiện nay.
Năng lực phát triển hàng năm lên tới 20 triệu TEU.
TOP 8. CẢNG THANH ĐẢO – TRUNG QUỐC
Cảng Qingdao là cảng khai thác kim loại lớn nhất. Cảng được biết đến với hoạt động khai thác tàu hàng rời, khai thác tới 18 triệu TEU/năm và 400 triệu tấn/năm.
TOP 9. CẢNG THIÊN T N – TRUNG QUỐC
Cảng Thiên Tân là cảng lớn thứ ba ở Trung Quốc. Cảng cho phép khai thác tới 476 triệu tấn/năm và 16 triệu TEU/năm.
Cảng có diện tích xây dựng 336 km vuông, có thể kết nối 500 cảng biển và 189 quốc gia trên thế giới.
TOP 10. CẢNG ROTTERDAM – HÀ LAN
Cảng Rotterdam là cảng sâu nhất ở Tây Bắc Châu u và nó cho phép các tàu nước sâu đi qua.
Với diện tích cảng 100 km vuông, sản lượng hàng năm của cảng Rotterdam có thể đạt 470 triệu tấn, 15 triệu TEU và có thể tiếp nhận gần 30.000 lượt tàu.
Cảng biển là một mắt xích vô cùng quan trọng trong chuỗi vận tải hàng hóa và là yếu tố quyết định đến chất lượng của cả chuỗi vận tải. Hy vọng bài viết này có thể bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích về cảng container tới các bạn.
Xem thêm:
- CMA Là Gì? – Thông Tin Chi Tiết Về Hãng Tàu CMA CGM
- Hãng Tàu YangMing – Những Thông Tin Cần Biết
- Hãng Tàu Evergreen – Thông Tin Biểu Phí Hãng Tàu Evergreen
- Thông Quan Là Gì? Quy Trình Thông Quan Hàng Hóa
- Vận Tải Đường Biển Là Gì? Các Loại Chứng Từ Vận Tải Đường Biển